• Diễn đàn Luật Pháp Đức (LuatPhapDuc.com) là nơi để mọi người trao đổi thông tin & kinh nghiệm liên quan đến việc "Sống và làm việc theo đúng Luật Pháp của Đức", do đó Ban quản trị không thể đảm bảo tính chính xác của các thông tin được đăng ở trong đây. Mọi thông tin trao đổi ở đây mọi người chỉ nên dùng để tham khảo và không thể thay thế được sự tư vấn chuyên nghiệp của các luật sư & tư vấn thuế có chuyên môn liên quan.
  • Facebook Group "Luật Pháp Đức": https://www.facebook.com/groups/LuatPhapDuc
  • Facebook Group "Hội sinh viên & Azubi học nghề tại Đức": https://www.facebook.com/groups/VietStudent.org

Hồ sơ xin Visa thăm thân Đức

QuachVu

Administrator
Thành viên BQT
User ID
1
Nơi ở
Düsseldorf
Địa chỉ Facebook
https://www.facebook.com/quach/
Để làm hồ sơ xin Visa thăm thân ở Đức bạn cần làm các bước sau

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ bên Đức

Người thân bên Đức đứng ra mời cần tối thiểu phải có thẻ cư trú tại Đức (Aufenthaltserlaubnis) hoặc là người có quốc tịch Đức. Người mời có thể là người chỉ đứng ra viết thư tay mời riêng (thông thường các bạn du học sinh chọn cách này) hoặc đồng thời cũng là người đứng ra đảm bảo về mặt tài chính và mọi thứ cho người được mời trong suốt thời gian dự định thăm viếng tại Đức (làm giấy bảo lãnh Verpflichtungserklärung tại Sở ngoại kiều bên Đức). Ngoài ra, người mời cần xác định xem người được mời qua Đức sẽ sống ở địa chỉ nào tại Đức, nếu nhà đủ rộng thì địa chỉ nơi ở của người được mời cũng là địa chỉ nhà của người đứng ra mời hoặc cũng có thể đăng kí giữ phòng tại một khách sạn nào đó ở bên Đức cho suốt thời gian cư trú của người được mời tại Đức. Người mời cũng cần mua sẵn một bảo hiểm sức khỏe ở bên Đức cho người được mời.

Danh sách giấy tờ cần chuẩn bị bên Đức để gửi về Việt Nam:

(1) Bản sao (không cần công chứng) thẻ cư trú tại Đức và Hộ chiếu Việt Nam của người đứng ra mời (người mời chưa có quốc tịch Đức) hoặc bản sao (không cần công chứng) Thẻ căn cước Đức Personalausweis (người mời đã có quốc tịch Đức)

(2) Thư mời riêng (Einladungsschreiben für Erteilung eines Visums): các bạn có thể viết theo mẫu sau, phần màu đỏ là phần các bạn có thể chỉnh sửa lại cho phù hợp với thông tin cá nhân của người mời và người được mời. Giấy này các bạn chỉ cần viết và tự kí tên vô là được, không cần công chứng hay chứng thực bởi cơ quan nhà nước nào cả.

[HỌ & TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI MỜI BÊN ĐỨC]

[Generalkonsulat der Bundesrepublik Deutschland Ho-Chi-Minh-Stadt

Deutsches Haus, 33 Le Duan Blvd., Ben Nghe Bezirk, Distrikt 1 Ho-Chi-Minh-Stadt, Vietnam]

hoặc

[Botschaft der Bundesrepublik Deutschland Hanoi
27 Tran Phu, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam]

[Düsseldorf]
, den 18.02.2024

Betreff: Einladungsschreiben für Erteilung eines Visums (Herrn/Frau NACHNAME, Vorname của người được mời)

Sehr geehrte Damen und Herren,

hiermit lade ich meinen [Bruder] Herrn/Frau NACHNAME, Vorname
Passnummer: XXXXXXXXXX
Geb. am XX.XX.XXXX in XXXXXXXXX
wohnhaft in [XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX], Vietnam

in die Bundesrepublik Deutschland ein und zwar in der Zeit vom XX.XX.2024 bis zum XX.XX.2024.

Ziel des Besuchs ist es, {er wird in dieser Zeit [bei mir] in [STADT] unterkommen und mit uns [Weihnachten und Neujahr] feiern}. (các bạn có thể tự ghi lí do mời ở trong phần {....})

Herr NACHNAME, Vorname wird für die Zeit seines Aufenthalts [bei mir] in [Địa chỉ tại Đức] wohnen.

Kontaktdaten des Eingeladenen während seines Aufenthalts: (thông tin liên lạc của người được mời trong suốt thời gian ở Đức)
[Địa chỉ tại Đức]
Telefonnummer: +49.XXX.XXXXXXX
Email-Adresse: XXXXXXXXX@XXXXXX.XXX

Persönliche Daten des Einladenden: (thông tin cá nhân của người đứng ra mời)
NACHNAME, Vorname
Geb. am XX.XX.XXXX in XXXXXXXX
Personalausweisnummer: XXXXXXXXXX
Passnummer: XXXXXXXXX
Straße und Hausnummer: XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
PLZ Ort: XXXXX XXXXXXXXXX
Telefonnummer: +49.XXX.XXXXXXX
Email-Adresse:XXXXXXXXX@XXXXXXX.de

Ich verpflichte mich hiermit, mich um alle Angelegenheiten von Herrn/Frau NACHNAME, Vorname zu kümmern sowie für alle anfallenden Kosten nach §§ 66 bis 68 AufenthG der Bundesrepublik Deutschland aufzukommen, einschließlich medizinischer Versorgung, Flug-, Zug- oder Bustickets für Hin- und Rückreise zwischen Vietnam und Deutschland.

Ich bitte Sie daher, dem Antrag auf Erteilung des Visums stattzugeben. Vielen Dank.

Mit freundlichen Grüßen,

(3) Giấy bảo lãnh Verpflichtungserklärung tại Sở ngoại kiều bên Đức: Để làm giấy này các bạn cần cầm theo 3 tháng bảng lương cuối cùng của mình bên Đức và giấy tờ thuê nhà hiện tại hoặc nhà riêng. Ở một số Sở ngoại kiều bên Đức có thể họ sẽ linh động cho làm giấy bảo lãnh bằng cách nộp tiền đảm bảo vô một tài khoản phong tỏa tại Đức và sẽ trả lại sau khi người được mời đã rời khỏi Đức, tuy nhiên không phải Sở ngoại kiều nào ở Đức cũng có qui định thêm này, chi tiết cụ thể về việc đóng tiền đảm bảo này các bạn cần ra Sở ngoại kiểu hỏi, họ sẽ có tờ thông tin liên quan để đưa cho bạn đọc và về chuẩn bị. Các bạn du học sinh ở Đức hiện tại vẫn còn đang đi học, chưa có đi làm Vollzeit để có bảng lương hay tài chính chứng minh thì có thể bỏ qua phần làm giấy bảo lãnh Verpflichtungserklärung này (chỉ cần viết thư tay mời riêng Einladungsschreiben) và để người được mời ở Việt Nam tự chứng minh với ĐSQ/TLS Đức tại Việt Nam.

Nếu người được mời là ba mẹ ở Việt Nam đã từng nhiều lần ( 3 lần trở lên) đi qua Đức thăm thân và trở lại Việt Nam đúng hạn Visa đã từng cấp, có thể chứng minh tốt sự ràng buộc ở Việt Nam (thông qua khả năng tài chính, tài sản, bất động sản ở Việt Nam ...) thì bạn có thể thử xin nơi cấp ghi chú vô phần Bemerkungen góc trái bên dưới ở mặt sau của giấy Verpflichtungserklärung dòng chữ "Multivisum - 5 Jahre". Ở phần điền đơn xin cấp thị thực online bạn có thể điền thông tin như hình bên dưới đây. Ngày dự kiến nhập cảnh & xuất cảnh Đức (Schengen) lần đầu bạn có thể tự tính toán và quyết định, nhưng không thể quá 90 ngày cư trú tại Đức (Schengen). Bạn có thể vô trang Tagerechner: Zeitraum berechnen, Tage zählen để tính ngày cho dễ. Đại sứ quán Đức ở Việt Nam có thể sẽ tùy hồ sơ mà họ tự linh động, quyết định có cấp Visa dạng nhập cảnh nhiều lần, thời hạn nhiều năm, mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày hay không.

1708896329397.png


(4) Bảo hiểm sức khỏe: Các bạn có thể mua online bảo hiểm sức khỏe của Mawista tại link sau MAWISTA Visum Krankenversicherung (bạn nên mua dư ra thêm 15 ngày so với tổng thời gian dự kiến sẽ ở Đức, ví dụ nếu người thân của bạn dự định ở Đức 30 ngày thì nên mua bảo hiểm ít nhất 45 ngày)

Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ tại Việt Nam

Bạn cần vô trang sau để đọc thêm thông tin về thị thực thăm thân tại Đức: Thông tin Visa

Vui lòng tham khảo danh sách giấy tờ cần nộp cho hồ sơ xin cấp thị thực thăm thân tại đây. Bạn cần in bản PDF của "Danh sách giấy tờ cần cho hồ sơ xin cấp thị thực đi thăm thân nhân/bạn bè" này ra, đánh dấu các giấy tờ ở cột thứ 2 (Có nộp), để trống 2 cột VFS và Ghi chú, sau đó kí tên bên dưới danh sách.

Bạn chỉ có thể nộp đơn xin thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội nếu bạn thường trú tại một trong những tỉnh, thành phố sau đây, nơi bạn sống, làm việc hoặc học tập:

Bắc Giang (trước kia Hà Bắc), Bắc Kạn (trước kia Bắc Thái), Bắc Ninh (trước kia Hà Bắc), Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam (trước kia Hà Nam Ninh), Hà Nội, Hà Tĩnh (trước kia Nghệ Tĩnh), Hải Dương (trước kia Hải Hưng), Hải Phòng, Hòa Bình (trước kia Hà Sơn Bình), Hưng Yên (trước kia Hải Hưng), Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định (trước kia Hà Nam Ninh), Nghệ An (trước kia Nghệ Tĩnh), Ninh Bình (trước kia Hà Nam Ninh), Phú Thọ (trước kia Vĩnh Phú), Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên (trước kia Bắc Thái), Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái

Nếu bạn thường trú tại những tỉnh, thành phố sau đây ở miền Nam, nơi bạn sống, làm việc hoặc học tập, bạn chỉ có thể nộp đơn xin thị thực tại Tổng lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh:

An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

Để chứng minh chỗ ở hiện tại ở Việt Nam, các bạn có thể xuất trình chứng nhận chỗ ở (đăng ký tại cơ quan công an)

Để nộp hồ sơ xin thị thực thăm thân (dưới 90 ngày) ở Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự Đức tại TP. Hồ Chí Minh, bạn cần vào đường link sau để đăng kí cho mình một lịch hẹn nộp hồ sơ tại VFS: https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/deu/book-an-appointment

Vào dịp hè tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 hằng năm thường sẽ có rất nhiều người nộp hồ sơ xin thị thực thăm thân ở Đức, do đó bạn nên chuẩn bị hồ sơ từ trước 4-5 tháng vì thời gian xin được Giấy bảo lãnh Verpflichtungserklärung tại Sở ngoại kiều bên Đức từ sau Covid đến giờ cũng khá lâu. Sau khi nộp đơn ở VFS, thời gian xử lí đơn xin thị thực thăm thân mất khoảng 7-10 ngày. Ví dụ nếu bạn dự định đầu tháng 06 qua Đức thì khoảng đầu tháng 01 bạn cần ra Sở ngoại kiều bên Đức xin Giấy bảo lãnh Verpflichtungserklärung rồi.

Danh sách giấy tờ cần chuẩn bị để nộp xin thị thực tại ĐSQ/TLS Đức:

Về nguyên tắc, bộ hồ sơ xin thị thực gồm 2 bộ, 1 bộ bản giấy tờ gốc và 1 bộ copy không cần công chứng. Nếu giấy tờ bản gốc nào không phải là tiếng Đức hoặc tiếng Anh thì bạn cần dịch qua tiếng Đức và nộp kèm với giấy tờ bản gốc đó bên bộ hồ sơ gốc. Bạn nên xếp hồ sơ thứ tự như sau:
  1. Đơn xin cấp thị thực được điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn (Để điền đơn, quý vị vui lòng chọn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của người nộp đơn - nếu có thể. Như vậy, tất cả các thông tin giải thích trong đơn sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ này). Chỉ dán 1 hình thẻ ở trang số 1, góc phải bên trên. (1 bản để vô bộ hồ sơ chính, 1 bản sau khi kí tên và dán hình xong thì copy ra và để vô bộ hồ sơ copy)
  2. Hai ảnh Hộ chiếu mới nhất, giống nhau và cùng kích cỡ, một tấm dán trực tiếp lên đơn xin cấp thị thực và một tấm đính kèm theo hồ sơ (cỡ ảnh 3.5 x 4.5)
  3. Hộ chiếu của người xin thị thực, phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày người đi dự định rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm (Bản chính và 1 bản copy, chỉ sao các trang có thông tin)
  4. Thư mời riêng tự viết (Betreff: Einladungsschreiben für Erteilung eines Visums) (bằng tiếng Đức) (2 bản in) (1 bản để vô bộ hồ sơ chính, 1 bản để vô bộ hồ sơ copy)
  5. Bản sao (không cần công chứng) thẻ cư trú tại Đức và Hộ chiếu Việt Nam của người đứng ra mời (người mời chưa có quốc tịch Đức) hoặc bản sao (không cần công chứng) Thẻ căn cước Đức (Personalausweis) (người mời đã có quốc tịch Đức) (2 bản copy) (1 bản để vô bộ hồ sơ chính, 1 bản để vô bộ hồ sơ copy)
  6. Bằng chứng về việc làm(nếu có):
    • Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời hạn hợp đồng
    • Sao kê tài khoản ngân hàng
    • Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương)
    • Sổ bảo hiểm xã hội
  7. Chỉ dành cho người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:
    • Chứng nhận đăng ký kinh doanh
    • Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
  8. Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu: Xác nhận lương hưu ba tháng gần nhất, thẻ hưu trí
  9. Nếu người nộp đơn là học sinh/ sinh viên: Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên
  10. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:
    • Sao kê tài khoản ngân hàng
    • Giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung). Giấy cam kết bảo lãnh này do Sở Ngoại kiều tại Đức (Ausländerbehörde) cấp và phải trình bản chính khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực. Ngoài ra, PHẢI nộp thêm bằng chứng về khả năng tài chính của người nộp đơn (xem mục 11!).
  11. Bằng chứng về khả năng tài chính của người nộp đơn: Trình sổ tiết kiệm, chứng nhận sở hữu cổ phiếu, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bất động sản , v.v (thường thì khi bạn nộp hồ sơ ở VFS, họ kiểm tra xong hồ sơ đã đầy đủ chưa thì sẽ trả lại liền cho bạn bản gốc của các giấy tờ này)
  12. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:
    • Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có)
    • Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng
    • Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen
    • Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có)
    • Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con
    • Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU/Schengen
    • Xác nhận thông tin về cư trú của người nộp đơn do Cơ quan Công an cấp (cần phải có)
  13. Bằng chứng về mối quan hệ với người mời: Trong trường hợp mối quan hệ của người nộp đơn với người mời không được chứng minh bằng các giấy tờ đã nộp theo mục số 12, đề nghị cung cấp giấy tờ bổ sung chứng minh mối quan hệ / liên hệ trước đó với người mời (ví dụ: ảnh, thư từ, văn bản giải trình, bản in các cuộc trò chuyện qua mạng xã hội, v.v.)
  14. Đặt vé máy bay (Giấy xác nhận giữ chỗ chuyến bay, chưa cần phải mua)
  15. Bằng chứng về những thị thực Schengen trước đây (nếu có): Ngoài những giấy tờ nêu ở mục số 3: nộp thêm bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại cũ đã hết hạn
  16. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR).
 

Đính kèm

  • DanhSachGiayToVisaThamThan-Germany-18.02.2024.pdf
    741,9 KB · Lượt xem: 479
Sửa lần cuối:
Back
Top