• Chuyển tiền (du học, cho tặng, thừa kế, định cư) từ Việt Nam qua Đức. Thủ tục đơn giản, phí thấp, uy tín và tận tâm. Xin liên hệ với Quách Vũ qua Facebook Messenger m.me/Quach hoặc WhatsApp.hotro.de
  • Facebook Group "Luật Pháp Đức": https://www.facebook.com/groups/LuatPhapDuc
  • Facebook Group "Hội sinh viên & Azubi học nghề tại Đức": https://www.facebook.com/groups/VietStudent.org
  • Diễn đàn Luật Pháp Đức (LuatPhapDuc.com) là nơi để mọi người trao đổi thông tin & kinh nghiệm liên quan đến việc "Sống và làm việc theo đúng Luật Pháp của Đức", do đó Ban quản trị không thể đảm bảo tính chính xác của các thông tin được đăng ở trong đây. Mọi thông tin trao đổi ở đây mọi người chỉ nên dùng để tham khảo và không thể thay thế được sự tư vấn chuyên nghiệp của các luật sư & tư vấn thuế có chuyên môn liên quan.

Chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức - Mức miễn thuế quà tặng và thừa kế (§16 ErbStG) tại Đức

  • Người khởi tạo Người khởi tạo QuachVu
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

QuachVu

Administrator
Thành viên BQT
Nơi ở
Düsseldorf
Địa chỉ Facebook
https://www.facebook.com/quach/
Dưới đây là bảng biểu về mức miễn thuế đối với quà tặng và thừa kế tại Đức theo §16 của Luật Thuế Thừa kế và Quà tặng (Erbschaftsteuer- und Schenkungsteuergesetz - ErbStG):


Người thụ hưởng
Mức miễn thuế (Freibetrag)​
Vợ/chồng, bạn đời đã đăng ký
500.000 Euro​
Con cái (bao gồm con nuôi, con riêng)
400.000 Euro​
Cháu nội ngoại (nếu cha mẹ cháu đã mất)
400.000 Euro​
Cháu nội ngoại (nếu cha mẹ cháu còn sống)
200.000 Euro​
Cha mẹ, ông bà (trong trường hợp thừa kế)
100.000 Euro​
Cha mẹ, ông bà (trong trường hợp quà tặng)
20.000 Euro​
Anh chị em ruột, cháu (con của anh chị em), cha mẹ chồng/vợ, con dâu, con rể, cha mẹ kế, con riêng của vợ/chồng
20.000 Euro​
Những người khác (họ hàng xa, bạn bè, người không có quan hệ họ hàng)
20.000 Euro​

Mức miễn thuế trên được áp dụng lại sau mỗi chu kỳ 10 năm. Nghĩa là, sau 10 năm tính từ lần nhận quà tặng đầu tiên, người nhận lại được hưởng mức miễn thuế như trên.

Ví dụ:
  • Một người con nhận quà tặng hoặc thừa kế từ cha mẹ trị giá 380.000 Euro sẽ không phải đóng thuế, vì dưới mức miễn thuế 400.000 Euro.
  • Nếu cùng người con này sau 5 năm nhận thêm 50.000 Euro nữa, thì tổng cộng là 430.000 Euro, vượt mức miễn thuế 400.000 Euro, do đó phải nộp thuế trên phần vượt (30.000 Euro).
  • Tuy nhiên, nếu khoản tặng thứ hai 50.000 Euro được nhận sau hơn 10 năm kể từ lần nhận đầu tiên, thì mức miễn thuế 400.000 Euro được tính lại từ đầu, và người này không phải đóng thuế.


Quy trình tổng quát chung chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức qua kênh Ngân hàng (Bank) tại Việt Nam:
  1. Người được phép chuyển là người thân (Bố mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, ông, bà, ...) hoặc bản thân tự chuyển.
  2. Giấy tờ cần chuẩn bị:
    • Căn cước công dân gắn chip của người chuyển tiền tại Việt Nam.
    • Giấy khai sinh của người nhận tiền tại Đức.
    • Thẻ cư trú của người nhận tiền tại Đức.
    • Hộ chiếu còn hạn của người nhận tiền tại Đức.
    • Thông tin tài khoản ngân hàng của người nhận tại Đức: Tên ngân hàng, tên người nhận, IBAN, Swift code.
    • Chuẩn bị Hợp đồng/văn bản cho tặng được công chứng tại Việt Nam và dịch sang tiếng Đức dù số tiền nhỏ.
    • Chuẩn bị Giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền cho tặng (sổ tiết kiệm, hợp đồng chuyển nhượng bất động sản…).
  3. Thông báo trước cho ngân hàng bên Đức biết về số tiền sắp được chuyển từ Việt Nam vào tài khoản ngân hàng tại Đức, nếu có gì cần lưu ý, ngân hàng bên Đức sẽ chủ động thông tin cho bạn biết.
  4. Gửi bản gốc Hợp đồng/văn bản cho tặng Giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền cho tặng qua Đức.
  5. Sau khi đã nhận được tiền vào tài khoản tại Đức, bạn cần:
    • AWV Meldepflicht (Bundesbank): báo với Bundesbank qua số hotline (0800) 1234-111 (Wochentags von 9:00 bis 15:00 Uhr) các khoản tiền chuyển từ nước ngoài đến Đức từ 50.000€ trở lên
    • Anzeige einer Schenkung (Finanzamt): Thông báo cho Finanzamt chỗ bạn biết về khoản tiền cho tặng này (xem tập tin anzeige-einer-schenkung.pdf đính kèm bên dưới)
Nếu bạn cần tìm một nơi hỗ trợ quá trình chuyển tiền (du học, cho tặng, thừa kế, định cư) từ Việt Nam qua Đức uy tín và tận tâm, bạn có thể liên hệ với Quách Vũ qua Facebook Messenger m.me/Quach hoặc WhatsApp.hotro.de
 
Sửa lần cuối:
Back
Top