- Nơi ở
- Düsseldorf
- Địa chỉ Facebook
- https://www.facebook.com/groups/LuatPhapDuc
SỬ DỤNG DẤU CÂU ĐÚNG RẤT QUAN TRỌNG
Là nhóm chuyên về trao đổi thông tin liên quan đến Luật Pháp Đức, việc đăng bài trong nhóm làm sao để dễ đọc, dễ hiểu và hiểu được chính xác là rất quan trọng. Việc để sai vị trí hoặc không dùng đúng dấu chấm và dấu phẩy có thể làm thay đổi hoàn toàn nội dung mà bạn muốn truyền đạt. Hàng ngày, Ban quản trị của nhóm phải đọc rất nhiều bài đăng & bình luận khác nhau trong nhóm để đảm bảo hoạt động của nhóm được đúng theo "Nội quy của nhóm" đã được đề ra. Do đó, nếu trong bài đăng và bình luận các bạn viết không bỏ dấu câu, hoặc có bỏ dấu nhưng không đúng nơi, đúng chỗ, quan trọng nhất là dấu chấm và dấu phẩy, thì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Ban quản trị trong khâu đọc và kiểm duyệt, các bạn thành viên khác đọc cũng gặp nhiều khó khăn. Các bạn nên chú ý rằng, một câu hay một bài các bạn viết ra sẽ có hàng ngàn người khác đọc, cho nên, nếu bạn bỏ ra thêm vài giây để đọc lại và viết bài cẩn thận hơn sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn thành viên khác còn lại khi đọc bài viết của bạn.
Mọi người cũng nên chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
- Dấu câu chấm, phẩy phải nằm sát với từ cuối cùng ngay trước đó, không có khoảng cách. Các từ nằm sau dấu chấm, dấu phẩy phải có 1 khoảng cách so với dấu chấm, dấu phẩy ngay trước đó.
- Sau dấu chấm, dấu hỏi (?), dấu chấm than (!) thì chữ cái đầu tiên của từ nằm liền ngay sau đó phải viết hoa. Sau dấu phẩy không viết hoa.
- Đầu câu văn, đoạn văn luôn viết hoa chữ cái đầu tiên.
Bên dưới là bài "RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC" của cô giáo Phạm Thị Bảo. Mình thấy rất hữu ích để mọi người có dịp đọc và nhớ lại môn văn của cấp tiểu học mà mọi người đã từng học.
Dấu câu là một trong những phương tiện quan trọng giúp người viết thể hiện điều muốn trình bày một cách mạch lạc, chính xác nhất. Không chỉ sử dụng đúng dấu câu, chúng ta cần vận dụng sáng tạo đa dạng, độc đáo để biểu đạt cảm xúc, đem lại giá trị mới mẻ cho mỗi loại dấu câu. Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc, người nghe hiểu sai nội dung diễn đạt. Trên thực tế, đối với một số người, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt như: ...!!! ...??? . Trong trường hợp này, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt câu, ngắt đoạn mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau để chê bai, nghi ngờ,… một cách hay hơn, tinh tế hơn. Có 10 dấu câu thường dùng trong Tiếng Việt là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu ba chấm (chấm lửng).
Trong 10 dấu câu thường dùng của Tiếng Việt, ở chương trình Tiểu học đang hiện hành, các em chỉ được học lồng ghép hoặc thành bài cụ thể đối với 7 loại dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang), 3 dấu câu có sử dụng nhưng không được dạy cụ thể về cách dùng ( dấu ngoặc đơn, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng – dấu 3 chấm) mặc dù thực tế nhiều văn bản hoặc một số ngữ liệu vẫn sử dụng, các em cũng cần được làm quen với ba dấu câu đó. Qua tìm hiểu nội dung dạy học dấu câu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, tôi nhận thấy dấu câu được dạy qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu (các lớp 1, 2, 3), dấu câu được dạy học thông qua các bài tập thực hành. Thông qua các bài tập, học sinh luyện tập cách sử dụng ngay, không thông qua lí thuyết. Giai đoạn sau (các lớp 4, 5), dấu câu có bài học riêng với yêu cầu cao hơn, học sinh phải biết khái quát hoá về chức năng, công dụng của các dấu câu từ các ví dụ và bài tập cụ thể.
Đối với học sinh Tiểu học, hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất là dấu chấm và dấu phẩy đã được làm quen ở lớp Một. Đầu học kì 1 ở lớp Hai, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy. Các dấu câu còn lại, các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở năm học lớp Ba, Bốn, Năm. Đến cuối bậc Tiểu học, học sinh đã có kĩ năng sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. Tuy vậy, đến khi học xong lớp Năm, nhiều học sinh (nhất là học sinh yếu) vẫn chưa có ý thức sử dụng đúng nơi, đúng chỗ hai dấu câu cơ bản (dấu chấm, dấu phẩy), chưa nói tới việc sử dụng các dấu câu khác. Điều đó chứng tỏ các em chưa nắm chắc việc sử dụng dấu câu hoặc sử dụng rất tuỳ tiện, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nói chung. Mặt khác, việc không đưa 3 dấu câu (dấu ngoặc đơn, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng – dấu 3 chấm) vào chương trình giảng dạy. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Tiểu học.
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, GV cần phải rèn cho HS có kĩ năng sử dụng đúng dấu câu thành thạo. Theo tôi, trước tiên, người giáo viên phải có những kiến thức chắc chắn về các loại dấu câu, có kĩ năng ra những bài tập thực hành phù hợp với từng đối tượng học sinh ở từng lớp, từng giai đoạn học tập khác nhau. Đồng thời cũng cần ở giáo viên khả năng nhận xét, đánh giá thông qua việc chấm, chữa bài cho HS.
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẤU CÂU
I. Dấu chấm (.): Dấu thường dùng ở cuối câu, đặt cuối câu kể.
1. Giới thiệu về người, vật, việc
Ví dụ:
a)Em là học sinh lớp Hai.
b)Lá bàng trao nghiêng theo chiều gió.
c)Chúng em đang học bài.
2. Miêu tả đặc điểm
Ví dụ:
a)Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
b)Giọng hát của Lan thánh thót, vang xa.
3. Nêu ý kiến, nhận xét
Ví dụ:
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Bài tập:
+ Dòng nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm?
A. Trên cánh đồng rộng mênh mông.
B. Mùa xuân, trăm hoa khoe sắc.
C. Học hành chăm chỉ.
(Đáp án: B)
+ Một học sinh viết vội nên không dùng dấu chấm. Em hãy viết lại cho đúng:
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ tôi đi trong rừng cọ đến lớp mỗi ngày
Đáp án:
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Tôi đi trong rừng cọ đến lớp mỗi ngày.
II. Dấu chấm hỏi (?): Dấu chấm hỏi thường được dùng:
1. Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều muốn được trả lời vì chưa biết, chưa rõ (Thường có những từ để hỏi như: không, phải không, à, đấy à, ư, đấy ư,…)
Ví dụ:
Mấy ngày nữa thì mẹ về, hả chị?
Cháu học lớp Một phải không?
Mẹ đã về đấy ư?
2. Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định.
Ví dụ: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam?
3. Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với mục đích nghi vấn (khen, chê, yêu cầu, đề nghị…).
Ví dụ:
Sáng nay, bạn Lan đi học?(nghi vấn)
Chữ viết như thế này mà con bảo là đẹp à?(chê)
Sao bạn học giỏi thể?(khen)
Các em có thể nói to hơn một chút được không?(yêu cầu, đề nghị)
Bài tập:
Dòng nào sau đây đã dùng đúng dấu chấm hỏi?
A. Bài toán này khó quá?
B. Bài toán này em không giải được phải không?
C. Bài toán này không phải em không giải được?
D. Em hãy giải bài toán này?
(Đáp án: B)
III. Dấu chấm cảm (chấm than) (!): Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm:
1. Bộc lộ trạng thái cảm xúc
Ví dụ:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
2. Biểu thị lời hô, lời gọi
Ví dụ:
Lan ơi! Đợi tớ với!
3. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
Ví dụ:
Dế Choắt, hãy giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này!
Bài tập:
Câu nào sử dụng dấu chấm cảm sai?
A. Bạn giải bài tập đi!
B. Bạn phải giải bài tập đấy nhé!
C. Bạn giải bài tập mới nhanh làm sao!
D. Làm sao bạn giải bài tập nhanh thế!
(Đáp án: D)
IV. Dấu phẩy (,): Đặt ở giữa câu để:
1. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ. (Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp tương đương nhau).
Ví dụ:
a) Hoa, Lan, Nga và Hiền đều là những học sinh xuất sắc. (Bộ phận in đậm cùng là chủ ngữ - Lớp 4,5; cùng trả lời câu hỏi Ai? – lớp 2,3 )
b) Ếch Con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. (Bộ phận in đậm cùng là vị ngữ - Lớp 4,5; cùng trả lời câu hỏi Thế nào? – lớp 2,3 ).
2. Ngăn cách phần trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ:
Xa xa, trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. (Bộ phận in đậm cùng là trạng ngữ - lớp 4,5; cùng trả lời câu hỏi: Ở đâu? - lớp 2,3)
3. Tách biệt phần chú thích
Ví dụ:
Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước I-ta-li-a, là người rất ham đọc sách.
(Bộ phận in đậm chú thích Đan – tê là ai.)
4. Tách biệt phần chuyển tiếp giữa câu trước với câu sau.
Ví dụ:
Cứ thế, tôi lớn lên trong sự thương yêu của mọi người.
5. Tách biệt phần hô ngữ
Ví dụ: Thưa mẹ, con đã về ạ!
Lưu ý:
- Đối với lớp 2,3: HS cần nắm được: dấu phẩy thường đặt giữa các từ cùng chỉ sự vật, cùng chỉ hoạt động ( trạng thái), cùng trả lời câu hỏi Ai(Cái gì?, con gì?) hoặc Thế nào? hoặc Là gì? hoặc Làm gì?.
- Đối với lớp 4,5: HS cần nắm được: dấu phẩy thường đặt giữa các từ cùng là danh từ, cùng là động từ hoặc cùng là tính từ, cùng là chủ ngữ (vị ngữ hoặc trạng ngữ), giữa các vế của câu ghép,...
Bài tập:
Bài 1. Dấu phẩy đặt ở vị trí nào dưới đây là đúng?
A. Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt.
B. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
C. Tiếng mưa, êm sợi mưa đều như dệt.
(Đáp án: B)
Bài 2. Đặt dấu phẩy trong đoạn văn sau:
Gà bà Kiên là gà trống tơ lông đen chân chì có bộ giò cao cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao phóng tầm mắt nhìn quanh. Nó xòe cánh nghểnh cổ chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn được ba tiếng ec e e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt hấp tấp nhảy xuống đất.
(Đáp án: Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh. Nó xòe cánh, nghển cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn được ba tiếng “ ec e- e cụt ngủn. Nó ngượng quá, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất.
V. Dấu ngoặc kép " " .
Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu và dùng để:
1. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)
Ví dụ:
Rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền Vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:" Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Vương".
2. Trích dẫn một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước).
Ví dụ:
Giữa khung cảnh vẫn "non xanh nước biếc" như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non...
(Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
3. Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai, v,v...)
Ví dụ:
Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.
(Thép Mới)
Bài tập: Hãy đặt câu, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để dẫn những lời cho sẵn dưới đây:
- Văn hay chữ tốt
- Lá lành đùm lá rách
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Ví dụ:
Người “văn hay chữ tốt” có khác.
VI. Dấu gạch ngang (– )
Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để :
1.Đánh dẫu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật
Ví dụ:
Một hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê:
- Anh Lê có yêu nước không?
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Có chứ!
2. Đánh dấu phần chú thích (có thể dùng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn)
Ví dụ:
Thí sinh cuối cùng - một em bé có dáng chắc nịch với nước da rám nắng - vào phòng thi và bước tới gần bàn của ban giám khảo.
3. Đánh dấu từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau
Ví dụ:
Phần chính của bức thư gồm:
- Nêu mục đích, lí do viết thư.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
(SGK Tiếng Việt 3)
Bài tập:
Viết một đoạn văn với nội dung tự chọn có sử dụng dấu gạch ngang để :
- Đánh dấu phần chú thích
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Liệt kê các ý có quan hệ với nhau.
VII. Dấu hai chấm : Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau:
1. Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang)
Ví dụ:
Mẹ ôn tồn nói với con:
- Con phải cố gắng học tập tốt để mai sau trở thành người có ích cho xã hội.
2. Là ý giải thích cho bộ phận đứng trước
Ví dụ:
Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc...
(Vũ Tú Nam)
3. Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết
Ví dụ:
5 điều Bác Hồ dạy bao gồm:
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Bài tập:
1. Chọn ý dưới đây nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm ) trong câu sau:
Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc.
A. Dẫn lời nói trực tiếp
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích
VIII. Dấu chấm phẩy (. Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để:
1. Tách biệt ranh giới giữa các vế trong câu ghép đẳng lập, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.
Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần...
Trong câu ghép đẳng lập mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
2. Ngăn cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
Ví dụ:
b) Con đường dốc dần lên: ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng loé lên.
(Theo Xuân Khánh)
Bài tập:
Vì sao câu dưới đây tác giả lại dùng dấu chấm phẩy? Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất.
Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng.
A. Để ngắt câu dài và có nhiều ý khác nhau
B. Để tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa
C. Để ngắt từng vế câu khi đã có bộ phận dùng dấu phẩy
D. Cả ba ý trên.
(Đáp án: D)
IX. Dấu ngoặc đơn ()
Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích. Phần chú thích có thể là một từ, một ngữ, một câu hoặc nhiều câu có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn, v.v...
Ví dụ:
(Hồ Chí Minh)
Lưu ý: Trong một số trường hợp, có thể dùng dấu phẩy (hoặc dấu gạch ngang) thay cho dấu ngoặc đơn.
Tôi quê ở Thanh Hà (vùng đất có rất nhiều vải ngon).
Tôi quê ở Thanh Hà - vùng đất có rất nhiều vải ngon.
Bài tập:
Đặt dấu ngoặc đơn vào câu văn sau:
Đáp án:
a) Mẹ tôi ( người mặc áo màu tím) đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.
b) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
(Thạch Lam)
X. Dấu chấm lửng (ba chấm) ...
Dấu chấm lửng có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để:
1. Thay cho những lời không nói ra hết được hoặc không tiện trích dẫn.
Ví dụ:
Ở trường, em học rất nhiều môn như: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Thể dục, … nhưng em thích nhất môn Toán.
2. Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời
Ví dụ :
a) Mẹ ơi, con đau ... đau ... quá ...!
b) Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve râm ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng ...
c) Tùng …! tùng…! tùng….!Những tiếng trống trường đã vang lên rộn rã, báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
Bài tập:
Biển vẫn lồng lộn. Nhưng chiếc tàu vẫn cứ đi, cứ tiến, từng tí...từng tí...Suốt đêm...suốt đêm...
Dấu chấm lửng trong câu văn trên có tác dụng:
A. Thay cho ý không tiện nói ra .
B. Biểu thị sự kéo dài triền miên.
C. Dùng để ngắt ý, chuyển ý.
(Đáp án: B)
Trên đây là những điểm cơ bản về khái niệm và cách dùng trong từng trường hợp cụ thể của 10 dấu câu mà Gv cần nắm vững để thể hiện trong việc trình bày những văn bản của bản thân được đúng. Điều quan trọng hơn là việc dạy cho HS biết và sử dụng dấu câu sao cho đúng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
* Lớp 2,3: GV đưa ra yêu cầu hết sức đơn giản, dễ hiểu
1. Điền dấu ( dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, ....) vào câu văn hay đoạn văn cho đúng ( Dấu điền có yêu cầu cụ thể )
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 2 ):
Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng:
a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
c) Hôm qua em được về thăm quê ngoại.
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 3 ):
Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn sau đây cho thích hợp và trình bày lại đoạn văn cho đúng.
Thấy bà Thần Chết ngạc nhiên hỏi :
- Làm sao ngươi có thể tìm tới tận nơi đây
Bà mẹ trả lời:
- Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi
* Lớp 4,5: Yêu cầu của bài tập cao hơn ở lớp 1,2,3. (dấu câu không được yêu cầu cụ thể) .
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 4 ): Điền dấu thích hợp vào ô trống cho đúng: Sẻ Non rất yêu bằng lăng và bé Thơ Nó muốn giúp bông hoa Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống Cành hoa chao qua chao lại Sẻ Non cố đứng vững Thế là bông hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn của sổ Lập tức sẻ nghe tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng
Ôi đẹp quá Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia
3. Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả :
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 5 ): Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với những Suối Hai đồng Mô Ao Vua .... nổi tiếng vẫy gọi mướt mát rừng keo những đảo Hồ đảo Sếu xanh ngắt bạch đàn những đồi Măng đồi Hòn rừng ấu thơ rừng thanh xuân...
4. Đoạn văn đã sử dụng sai dấu câu, hãy sửa và trình bày lại cho đúng:
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 4 ): Sông nằm uốn khúc giữa làng. Rồi chạy dài bất tận, những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều. Khi ánh hoàng hôn buông xuống. Em lại ra sông hóng mát, trong sự yên tĩnh của dòng sông . Em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
Ví dụ ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5): Trình bày đoạn văn sau dưới dạng hội thoại và sử dụng dấu câu cho phù hợp :
Thấy rùa tập chạy Thỏ mỉa mai mày mà cũng đòi tập chạy à anh đừng vội coi thường tôi anh với tôi cùng chạy thi xem ai hơn ai được được thi thì thi sợ gì...
5. Dùng bài viết sai của học sinh để sửa chung cho cả lớp.
Khi chấm bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý lỗi dùng dấu câu sai của học sinh và khi trả bài, khi dạy các tiết tăng cường, phải lấy đó làm bài tập để hướng dẫn cả lớp sửa chữa. Có như thế, các em mới thấy được lỗi của mình, biết tự sửa để sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn.
6. HS tự viết một đoạn văn có sử dụng tất cả các dấu câu đã học. Bài tập này dành cho đối tượng học sinh có năng khiếu. Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tham gia giao thông, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học. ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5)
7. Điền dấu phẩy vào đoạn văn và nêu tác dụng của mỗi trường hợp sử dụng.
Ví dụ (Bài tập dành cho học sinh lớp 5): Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi trường hợp.
Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập: Nào bút mực cặp vở sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày sách Đạo đức thì mỏng vở Mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !
Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu . Cách trình bày bài làm có thể như sau:
Hôm qua, ( 1 ) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập: Nào bút, ( 2) mực, ( 3) cặp, ( 4 ) vở, ( 5 ) sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày, ( 6 ) sách Đạo đức thì mỏng, ( 7 ) vở Mĩ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !
Đáp án:
( 1) : Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
( 2,3,4, 5) : Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có ý liệt kê.
( 7,8 ) : Dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép.
Ngoài việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp, trong quá trình giảng dạy về dấu câu, giáo viên cần phải giúp học sinh ghi nhớ cách sử dụng các loại dấu câu thông thường. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ xảo khi viết.
+ Dấu chấm: Đặt cuối câu kể.
+ Dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép.
+ Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi.
+ Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm và câu khiến.
+ Dấu chấm phẩy: Đặt giữa các vế câu trong câu ghép.
+ Dấu hai chấm: Báo hiệu dùng kèm dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích, thuyết minh.
+ Dấu gạch ngang: Đặt trước câu hội thoại, trước bộ phận liệt kê, tách rời phần giải thích với các bộ phận khác của câu.
+ Dấu ngoặc đơn: Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích .
+ Dấu ngoặc kép: Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, đánh dấu tên gọi một tác phẩm, báo hiệu từ ở trong ngoặc được dùng theo nghĩa khác.
+ Dấu chấm lửng: Biểu thị lời nói bị đứt quãng, ghi chỗ kéo dài của âm thanh, chỉ ra ý người viết chưa viết hết.
Giáo viên không cần phải yêu cầu học sinh học thuộc lòng mà chỉ cần hiểu cách sử dụng và thông qua bài tập, HS vừa thực hành vừa giải thích được Vì sao lại sử dụng dấu câu này ở đó? Như vậy, nghĩa là giáo viên đã giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng lại nắm được bản chất sử dụng của từng dấu câu Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC BÀI TẬP SỬ DỤNG DẤU CÂU.
GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau đây cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh của mỗi lớp :
a/ Phương pháp động não, tự suy nghĩ. Phương pháp này dùng cho học sinh có năng khiếu. Cứ mỗi bài tập về dấu câu giáo viên nêu ra để yêu cầu học sinh thực hành thì các phút đầu tiên, giáo viên không được gợi ý mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thầm để hiểu nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh giỏi, khi đã hiểu nội dung văn bản thì các em sẽ điền đúng các loại dấu vào đoạn văn. Nếu không thể điền đúng hết thì cũng có khoảng 80% số dấu đã sử dụng đúng chỗ. Đây là phương pháp động não, tăng cường khả năng suy nghĩ của học sinh, rất có hiệu quả .
b/ Phương pháp phân tích thành phần câu.
Sau 1,2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt , giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau:
- Đoạn văn nói về việc gì ?
- Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu ? Câu hai...v..v.. - Câu nào là lời của nhân vật ? Cần phải sử dụng dấu câu nào ?
- Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào ? Vì sao ?
Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền được dấu câu vào đoạn văn.
c/ Phương pháp đọc mẫu:
· Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp
· Đối với đối tượng học sinh khá hoặc trung bình, hay với những chỗ khó thì giáo viên phải sử dụng phương pháp phân tích thành phần câu, khai thác việc đọc hiểu của học sinh bằng câu hỏi để các em suy nghĩ và có thể điền dấu đúng.
Cuối cùng, nếu trong lớp còn vài học sinh yếu, chưa thể điền đúng hết được thì giáo viên sử dụng phương pháp cuối cùng. Đó là đọc, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng chỗ để thông qua việc nghe đọc, học sinh điền dấu. Đây cũng là bước để học sinh khá giỏi tự kiểm tra bài làm của mình, xem đúng hay chưa đúng trước khi chữa bài trước lớp.
Lưu ý:
* Phải dùng những ngữ liệu các em đã được học trong nội dung chương trình. Chỉ với đối tượng học sinh năng khiếu, GV mới tìm ngữ liệu ở ngoài.
* Các đoạn ngữ liệu phải không quá khó, sử dụng dấu câu ở dạng chuẩn mực, không đưa những đoạn ngữ liệu dùng dấu câu với hàm ý ẩn dụ khác, không phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học.
* Để tránh mất thời gian cho việc thực hành, giáo viên phải chép đoạn văn cần điền dấu vào bảng phụ để học sinh theo dõi và làm. Không buộc các em chép đề rồi mới làm bài, mất thời gian, ảnh hưởng đến việc ôn luyện các kiến thức khác. Khi chữa bài cho HS cần sử dụng phấn màu để HS thấy rõ lỗi sai cần ghi nhớ và khắc phục.
* Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với việc đọc. Qua việc đọc, Gv hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu và các kĩ năng khác như nghe, đọc, nói viết cho học sinh Tiểu học.
Trên đây là những điểm cơ bản về 10 dấu câu dạy cho HS Tiểu học. Ngoài việc cung cấp những kiến thức phù hợp với mục tiêu, chương trình của từng khối lớp, GV cần rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu thông qua các bài tập, phương pháp giảng dạy phù hợp. Hi vọng đây sẽ là những vấn đề đáng quan tâm và GV có thể tham khảo để góp phần rèn kĩ năng sử dụng dấu câu Tiếng Việt cho HS, giúp các em diễn đạt lưu loát, rõ ràng, hỗ trợ tích cực để học tốt phân môn Tập làm văn cũng như một số môn học khác .
Là nhóm chuyên về trao đổi thông tin liên quan đến Luật Pháp Đức, việc đăng bài trong nhóm làm sao để dễ đọc, dễ hiểu và hiểu được chính xác là rất quan trọng. Việc để sai vị trí hoặc không dùng đúng dấu chấm và dấu phẩy có thể làm thay đổi hoàn toàn nội dung mà bạn muốn truyền đạt. Hàng ngày, Ban quản trị của nhóm phải đọc rất nhiều bài đăng & bình luận khác nhau trong nhóm để đảm bảo hoạt động của nhóm được đúng theo "Nội quy của nhóm" đã được đề ra. Do đó, nếu trong bài đăng và bình luận các bạn viết không bỏ dấu câu, hoặc có bỏ dấu nhưng không đúng nơi, đúng chỗ, quan trọng nhất là dấu chấm và dấu phẩy, thì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Ban quản trị trong khâu đọc và kiểm duyệt, các bạn thành viên khác đọc cũng gặp nhiều khó khăn. Các bạn nên chú ý rằng, một câu hay một bài các bạn viết ra sẽ có hàng ngàn người khác đọc, cho nên, nếu bạn bỏ ra thêm vài giây để đọc lại và viết bài cẩn thận hơn sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn thành viên khác còn lại khi đọc bài viết của bạn.
Mọi người cũng nên chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
- Dấu câu chấm, phẩy phải nằm sát với từ cuối cùng ngay trước đó, không có khoảng cách. Các từ nằm sau dấu chấm, dấu phẩy phải có 1 khoảng cách so với dấu chấm, dấu phẩy ngay trước đó.
- Sau dấu chấm, dấu hỏi (?), dấu chấm than (!) thì chữ cái đầu tiên của từ nằm liền ngay sau đó phải viết hoa. Sau dấu phẩy không viết hoa.
- Đầu câu văn, đoạn văn luôn viết hoa chữ cái đầu tiên.
Bên dưới là bài "RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC" của cô giáo Phạm Thị Bảo. Mình thấy rất hữu ích để mọi người có dịp đọc và nhớ lại môn văn của cấp tiểu học mà mọi người đã từng học.
Dấu câu là một trong những phương tiện quan trọng giúp người viết thể hiện điều muốn trình bày một cách mạch lạc, chính xác nhất. Không chỉ sử dụng đúng dấu câu, chúng ta cần vận dụng sáng tạo đa dạng, độc đáo để biểu đạt cảm xúc, đem lại giá trị mới mẻ cho mỗi loại dấu câu. Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau. Sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc, người nghe hiểu sai nội dung diễn đạt. Trên thực tế, đối với một số người, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt, có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một số dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt như: ...!!! ...??? . Trong trường hợp này, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt câu, ngắt đoạn mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau để chê bai, nghi ngờ,… một cách hay hơn, tinh tế hơn. Có 10 dấu câu thường dùng trong Tiếng Việt là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu ba chấm (chấm lửng).
Trong 10 dấu câu thường dùng của Tiếng Việt, ở chương trình Tiểu học đang hiện hành, các em chỉ được học lồng ghép hoặc thành bài cụ thể đối với 7 loại dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang), 3 dấu câu có sử dụng nhưng không được dạy cụ thể về cách dùng ( dấu ngoặc đơn, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng – dấu 3 chấm) mặc dù thực tế nhiều văn bản hoặc một số ngữ liệu vẫn sử dụng, các em cũng cần được làm quen với ba dấu câu đó. Qua tìm hiểu nội dung dạy học dấu câu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, tôi nhận thấy dấu câu được dạy qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu (các lớp 1, 2, 3), dấu câu được dạy học thông qua các bài tập thực hành. Thông qua các bài tập, học sinh luyện tập cách sử dụng ngay, không thông qua lí thuyết. Giai đoạn sau (các lớp 4, 5), dấu câu có bài học riêng với yêu cầu cao hơn, học sinh phải biết khái quát hoá về chức năng, công dụng của các dấu câu từ các ví dụ và bài tập cụ thể.
Đối với học sinh Tiểu học, hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất là dấu chấm và dấu phẩy đã được làm quen ở lớp Một. Đầu học kì 1 ở lớp Hai, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy. Các dấu câu còn lại, các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở năm học lớp Ba, Bốn, Năm. Đến cuối bậc Tiểu học, học sinh đã có kĩ năng sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. Tuy vậy, đến khi học xong lớp Năm, nhiều học sinh (nhất là học sinh yếu) vẫn chưa có ý thức sử dụng đúng nơi, đúng chỗ hai dấu câu cơ bản (dấu chấm, dấu phẩy), chưa nói tới việc sử dụng các dấu câu khác. Điều đó chứng tỏ các em chưa nắm chắc việc sử dụng dấu câu hoặc sử dụng rất tuỳ tiện, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nói chung. Mặt khác, việc không đưa 3 dấu câu (dấu ngoặc đơn, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng – dấu 3 chấm) vào chương trình giảng dạy. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Tiểu học.
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, GV cần phải rèn cho HS có kĩ năng sử dụng đúng dấu câu thành thạo. Theo tôi, trước tiên, người giáo viên phải có những kiến thức chắc chắn về các loại dấu câu, có kĩ năng ra những bài tập thực hành phù hợp với từng đối tượng học sinh ở từng lớp, từng giai đoạn học tập khác nhau. Đồng thời cũng cần ở giáo viên khả năng nhận xét, đánh giá thông qua việc chấm, chữa bài cho HS.
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẤU CÂU
I. Dấu chấm (.): Dấu thường dùng ở cuối câu, đặt cuối câu kể.
1. Giới thiệu về người, vật, việc
Ví dụ:
a)Em là học sinh lớp Hai.
b)Lá bàng trao nghiêng theo chiều gió.
c)Chúng em đang học bài.
2. Miêu tả đặc điểm
Ví dụ:
a)Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.
b)Giọng hát của Lan thánh thót, vang xa.
3. Nêu ý kiến, nhận xét
Ví dụ:
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Bài tập:
+ Dòng nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm?
A. Trên cánh đồng rộng mênh mông.
B. Mùa xuân, trăm hoa khoe sắc.
C. Học hành chăm chỉ.
(Đáp án: B)
+ Một học sinh viết vội nên không dùng dấu chấm. Em hãy viết lại cho đúng:
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ tôi đi trong rừng cọ đến lớp mỗi ngày
Đáp án:
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Tôi đi trong rừng cọ đến lớp mỗi ngày.
II. Dấu chấm hỏi (?): Dấu chấm hỏi thường được dùng:
1. Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều muốn được trả lời vì chưa biết, chưa rõ (Thường có những từ để hỏi như: không, phải không, à, đấy à, ư, đấy ư,…)
Ví dụ:
Mấy ngày nữa thì mẹ về, hả chị?
Cháu học lớp Một phải không?
Mẹ đã về đấy ư?
2. Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định.
Ví dụ: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam?
3. Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với mục đích nghi vấn (khen, chê, yêu cầu, đề nghị…).
Ví dụ:
Sáng nay, bạn Lan đi học?(nghi vấn)
Chữ viết như thế này mà con bảo là đẹp à?(chê)
Sao bạn học giỏi thể?(khen)
Các em có thể nói to hơn một chút được không?(yêu cầu, đề nghị)
Bài tập:
Dòng nào sau đây đã dùng đúng dấu chấm hỏi?
A. Bài toán này khó quá?
B. Bài toán này em không giải được phải không?
C. Bài toán này không phải em không giải được?
D. Em hãy giải bài toán này?
(Đáp án: B)
III. Dấu chấm cảm (chấm than) (!): Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm:
1. Bộc lộ trạng thái cảm xúc
Ví dụ:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
2. Biểu thị lời hô, lời gọi
Ví dụ:
Lan ơi! Đợi tớ với!
3. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
Ví dụ:
Dế Choắt, hãy giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này!
Bài tập:
Câu nào sử dụng dấu chấm cảm sai?
A. Bạn giải bài tập đi!
B. Bạn phải giải bài tập đấy nhé!
C. Bạn giải bài tập mới nhanh làm sao!
D. Làm sao bạn giải bài tập nhanh thế!
(Đáp án: D)
IV. Dấu phẩy (,): Đặt ở giữa câu để:
1. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ. (Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp tương đương nhau).
Ví dụ:
a) Hoa, Lan, Nga và Hiền đều là những học sinh xuất sắc. (Bộ phận in đậm cùng là chủ ngữ - Lớp 4,5; cùng trả lời câu hỏi Ai? – lớp 2,3 )
b) Ếch Con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. (Bộ phận in đậm cùng là vị ngữ - Lớp 4,5; cùng trả lời câu hỏi Thế nào? – lớp 2,3 ).
2. Ngăn cách phần trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ:
Xa xa, trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. (Bộ phận in đậm cùng là trạng ngữ - lớp 4,5; cùng trả lời câu hỏi: Ở đâu? - lớp 2,3)
3. Tách biệt phần chú thích
Ví dụ:
Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước I-ta-li-a, là người rất ham đọc sách.
(Bộ phận in đậm chú thích Đan – tê là ai.)
4. Tách biệt phần chuyển tiếp giữa câu trước với câu sau.
Ví dụ:
Cứ thế, tôi lớn lên trong sự thương yêu của mọi người.
5. Tách biệt phần hô ngữ
Ví dụ: Thưa mẹ, con đã về ạ!
Lưu ý:
- Đối với lớp 2,3: HS cần nắm được: dấu phẩy thường đặt giữa các từ cùng chỉ sự vật, cùng chỉ hoạt động ( trạng thái), cùng trả lời câu hỏi Ai(Cái gì?, con gì?) hoặc Thế nào? hoặc Là gì? hoặc Làm gì?.
- Đối với lớp 4,5: HS cần nắm được: dấu phẩy thường đặt giữa các từ cùng là danh từ, cùng là động từ hoặc cùng là tính từ, cùng là chủ ngữ (vị ngữ hoặc trạng ngữ), giữa các vế của câu ghép,...
Bài tập:
Bài 1. Dấu phẩy đặt ở vị trí nào dưới đây là đúng?
A. Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt.
B. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
C. Tiếng mưa, êm sợi mưa đều như dệt.
(Đáp án: B)
Bài 2. Đặt dấu phẩy trong đoạn văn sau:
Gà bà Kiên là gà trống tơ lông đen chân chì có bộ giò cao cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao phóng tầm mắt nhìn quanh. Nó xòe cánh nghểnh cổ chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn được ba tiếng ec e e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt hấp tấp nhảy xuống đất.
(Đáp án: Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh. Nó xòe cánh, nghển cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn được ba tiếng “ ec e- e cụt ngủn. Nó ngượng quá, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất.
V. Dấu ngoặc kép " " .
Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu và dùng để:
1. Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)
Ví dụ:
Rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền Vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:" Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Vương".
2. Trích dẫn một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước).
Ví dụ:
Giữa khung cảnh vẫn "non xanh nước biếc" như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non...
(Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
3. Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai, v,v...)
Ví dụ:
Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.
(Thép Mới)
Bài tập: Hãy đặt câu, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để dẫn những lời cho sẵn dưới đây:
- Văn hay chữ tốt
- Lá lành đùm lá rách
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Ví dụ:
Người “văn hay chữ tốt” có khác.
VI. Dấu gạch ngang (– )
Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để :
1.Đánh dẫu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật
Ví dụ:
Một hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê:
- Anh Lê có yêu nước không?
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Có chứ!
2. Đánh dấu phần chú thích (có thể dùng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn)
Ví dụ:
Thí sinh cuối cùng - một em bé có dáng chắc nịch với nước da rám nắng - vào phòng thi và bước tới gần bàn của ban giám khảo.
3. Đánh dấu từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau
Ví dụ:
Phần chính của bức thư gồm:
- Nêu mục đích, lí do viết thư.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
(SGK Tiếng Việt 3)
Bài tập:
Viết một đoạn văn với nội dung tự chọn có sử dụng dấu gạch ngang để :
- Đánh dấu phần chú thích
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Liệt kê các ý có quan hệ với nhau.
VII. Dấu hai chấm : Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau:
1. Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang)
Ví dụ:
Mẹ ôn tồn nói với con:
- Con phải cố gắng học tập tốt để mai sau trở thành người có ích cho xã hội.
2. Là ý giải thích cho bộ phận đứng trước
Ví dụ:
Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc...
(Vũ Tú Nam)
3. Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết
Ví dụ:
5 điều Bác Hồ dạy bao gồm:
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Bài tập:
1. Chọn ý dưới đây nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm ) trong câu sau:
Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc.
A. Dẫn lời nói trực tiếp
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích
- Liệt kê sự vật, sự việc
VIII. Dấu chấm phẩy (. Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để:
1. Tách biệt ranh giới giữa các vế trong câu ghép đẳng lập, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.
Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần...
Trong câu ghép đẳng lập mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
2. Ngăn cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
Ví dụ:
- Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được. (Lê Duẩn)
b) Con đường dốc dần lên: ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng loé lên.
(Theo Xuân Khánh)
Bài tập:
Vì sao câu dưới đây tác giả lại dùng dấu chấm phẩy? Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất.
Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng.
A. Để ngắt câu dài và có nhiều ý khác nhau
B. Để tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa
C. Để ngắt từng vế câu khi đã có bộ phận dùng dấu phẩy
D. Cả ba ý trên.
(Đáp án: D)
IX. Dấu ngoặc đơn ()
Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích. Phần chú thích có thể là một từ, một ngữ, một câu hoặc nhiều câu có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn, v.v...
Ví dụ:
- Làng Mộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) là nơi có nhiều tiến sĩ.
- Trẻ em như búp trên cành
(Hồ Chí Minh)
Lưu ý: Trong một số trường hợp, có thể dùng dấu phẩy (hoặc dấu gạch ngang) thay cho dấu ngoặc đơn.
Tôi quê ở Thanh Hà (vùng đất có rất nhiều vải ngon).
Tôi quê ở Thanh Hà - vùng đất có rất nhiều vải ngon.
Bài tập:
Đặt dấu ngoặc đơn vào câu văn sau:
- Mẹ tôi người mặc áo màu tím đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.
- Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Đáp án:
a) Mẹ tôi ( người mặc áo màu tím) đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.
b) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
(Thạch Lam)
X. Dấu chấm lửng (ba chấm) ...
Dấu chấm lửng có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để:
1. Thay cho những lời không nói ra hết được hoặc không tiện trích dẫn.
Ví dụ:
Ở trường, em học rất nhiều môn như: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Thể dục, … nhưng em thích nhất môn Toán.
2. Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời
Ví dụ :
a) Mẹ ơi, con đau ... đau ... quá ...!
b) Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve râm ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng ...
c) Tùng …! tùng…! tùng….!Những tiếng trống trường đã vang lên rộn rã, báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
Bài tập:
Biển vẫn lồng lộn. Nhưng chiếc tàu vẫn cứ đi, cứ tiến, từng tí...từng tí...Suốt đêm...suốt đêm...
Dấu chấm lửng trong câu văn trên có tác dụng:
A. Thay cho ý không tiện nói ra .
B. Biểu thị sự kéo dài triền miên.
C. Dùng để ngắt ý, chuyển ý.
(Đáp án: B)
Trên đây là những điểm cơ bản về khái niệm và cách dùng trong từng trường hợp cụ thể của 10 dấu câu mà Gv cần nắm vững để thể hiện trong việc trình bày những văn bản của bản thân được đúng. Điều quan trọng hơn là việc dạy cho HS biết và sử dụng dấu câu sao cho đúng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
* Lớp 2,3: GV đưa ra yêu cầu hết sức đơn giản, dễ hiểu
1. Điền dấu ( dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, ....) vào câu văn hay đoạn văn cho đúng ( Dấu điền có yêu cầu cụ thể )
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 2 ):
Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng:
a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
c) Hôm qua em được về thăm quê ngoại.
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 3 ):
Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn sau đây cho thích hợp và trình bày lại đoạn văn cho đúng.
Thấy bà Thần Chết ngạc nhiên hỏi :
- Làm sao ngươi có thể tìm tới tận nơi đây
Bà mẹ trả lời:
- Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi
* Lớp 4,5: Yêu cầu của bài tập cao hơn ở lớp 1,2,3. (dấu câu không được yêu cầu cụ thể) .
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 4 ): Điền dấu thích hợp vào ô trống cho đúng: Sẻ Non rất yêu bằng lăng và bé Thơ Nó muốn giúp bông hoa Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống Cành hoa chao qua chao lại Sẻ Non cố đứng vững Thế là bông hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn của sổ Lập tức sẻ nghe tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng
Ôi đẹp quá Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia
3. Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả :
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 5 ): Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với những Suối Hai đồng Mô Ao Vua .... nổi tiếng vẫy gọi mướt mát rừng keo những đảo Hồ đảo Sếu xanh ngắt bạch đàn những đồi Măng đồi Hòn rừng ấu thơ rừng thanh xuân...
4. Đoạn văn đã sử dụng sai dấu câu, hãy sửa và trình bày lại cho đúng:
Ví dụ ( Bài tập dành cho lớp 4 ): Sông nằm uốn khúc giữa làng. Rồi chạy dài bất tận, những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều. Khi ánh hoàng hôn buông xuống. Em lại ra sông hóng mát, trong sự yên tĩnh của dòng sông . Em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi trong sáng vô cùng.
Ví dụ ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5): Trình bày đoạn văn sau dưới dạng hội thoại và sử dụng dấu câu cho phù hợp :
Thấy rùa tập chạy Thỏ mỉa mai mày mà cũng đòi tập chạy à anh đừng vội coi thường tôi anh với tôi cùng chạy thi xem ai hơn ai được được thi thì thi sợ gì...
5. Dùng bài viết sai của học sinh để sửa chung cho cả lớp.
Khi chấm bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý lỗi dùng dấu câu sai của học sinh và khi trả bài, khi dạy các tiết tăng cường, phải lấy đó làm bài tập để hướng dẫn cả lớp sửa chữa. Có như thế, các em mới thấy được lỗi của mình, biết tự sửa để sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn.
6. HS tự viết một đoạn văn có sử dụng tất cả các dấu câu đã học. Bài tập này dành cho đối tượng học sinh có năng khiếu. Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tham gia giao thông, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học. ( Bài tập dành cho học sinh lớp 5)
7. Điền dấu phẩy vào đoạn văn và nêu tác dụng của mỗi trường hợp sử dụng.
Ví dụ (Bài tập dành cho học sinh lớp 5): Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi trường hợp.
Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập: Nào bút mực cặp vở sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày sách Đạo đức thì mỏng vở Mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !
Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu . Cách trình bày bài làm có thể như sau:
Hôm qua, ( 1 ) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập: Nào bút, ( 2) mực, ( 3) cặp, ( 4 ) vở, ( 5 ) sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày, ( 6 ) sách Đạo đức thì mỏng, ( 7 ) vở Mĩ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá !
Đáp án:
( 1) : Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
( 2,3,4, 5) : Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có ý liệt kê.
( 7,8 ) : Dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép.
Ngoài việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp, trong quá trình giảng dạy về dấu câu, giáo viên cần phải giúp học sinh ghi nhớ cách sử dụng các loại dấu câu thông thường. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ xảo khi viết.
+ Dấu chấm: Đặt cuối câu kể.
+ Dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép.
+ Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi.
+ Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm và câu khiến.
+ Dấu chấm phẩy: Đặt giữa các vế câu trong câu ghép.
+ Dấu hai chấm: Báo hiệu dùng kèm dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích, thuyết minh.
+ Dấu gạch ngang: Đặt trước câu hội thoại, trước bộ phận liệt kê, tách rời phần giải thích với các bộ phận khác của câu.
+ Dấu ngoặc đơn: Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích .
+ Dấu ngoặc kép: Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, đánh dấu tên gọi một tác phẩm, báo hiệu từ ở trong ngoặc được dùng theo nghĩa khác.
+ Dấu chấm lửng: Biểu thị lời nói bị đứt quãng, ghi chỗ kéo dài của âm thanh, chỉ ra ý người viết chưa viết hết.
Giáo viên không cần phải yêu cầu học sinh học thuộc lòng mà chỉ cần hiểu cách sử dụng và thông qua bài tập, HS vừa thực hành vừa giải thích được Vì sao lại sử dụng dấu câu này ở đó? Như vậy, nghĩa là giáo viên đã giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng lại nắm được bản chất sử dụng của từng dấu câu Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC BÀI TẬP SỬ DỤNG DẤU CÂU.
GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau đây cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh của mỗi lớp :
a/ Phương pháp động não, tự suy nghĩ. Phương pháp này dùng cho học sinh có năng khiếu. Cứ mỗi bài tập về dấu câu giáo viên nêu ra để yêu cầu học sinh thực hành thì các phút đầu tiên, giáo viên không được gợi ý mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thầm để hiểu nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh giỏi, khi đã hiểu nội dung văn bản thì các em sẽ điền đúng các loại dấu vào đoạn văn. Nếu không thể điền đúng hết thì cũng có khoảng 80% số dấu đã sử dụng đúng chỗ. Đây là phương pháp động não, tăng cường khả năng suy nghĩ của học sinh, rất có hiệu quả .
b/ Phương pháp phân tích thành phần câu.
Sau 1,2 phút, qua theo dõi, nếu thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt , giáo viên dùng hệ thống câu hỏi sau:
- Đoạn văn nói về việc gì ?
- Đoạn văn có mấy câu. Câu một từ đâu đến đâu ? Câu hai...v..v.. - Câu nào là lời của nhân vật ? Cần phải sử dụng dấu câu nào ?
- Có thể đặt dấu phẩy ở những chỗ nào ? Vì sao ?
Như thế, khi học sinh trả lời được các câu hỏi nghĩa là các em đã điền được dấu câu vào đoạn văn.
c/ Phương pháp đọc mẫu:
· Yêu cầu đọc thầm và điền dấu vào chỗ thích hợp
· Đối với đối tượng học sinh khá hoặc trung bình, hay với những chỗ khó thì giáo viên phải sử dụng phương pháp phân tích thành phần câu, khai thác việc đọc hiểu của học sinh bằng câu hỏi để các em suy nghĩ và có thể điền dấu đúng.
Cuối cùng, nếu trong lớp còn vài học sinh yếu, chưa thể điền đúng hết được thì giáo viên sử dụng phương pháp cuối cùng. Đó là đọc, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng chỗ để thông qua việc nghe đọc, học sinh điền dấu. Đây cũng là bước để học sinh khá giỏi tự kiểm tra bài làm của mình, xem đúng hay chưa đúng trước khi chữa bài trước lớp.
Lưu ý:
* Phải dùng những ngữ liệu các em đã được học trong nội dung chương trình. Chỉ với đối tượng học sinh năng khiếu, GV mới tìm ngữ liệu ở ngoài.
* Các đoạn ngữ liệu phải không quá khó, sử dụng dấu câu ở dạng chuẩn mực, không đưa những đoạn ngữ liệu dùng dấu câu với hàm ý ẩn dụ khác, không phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học.
* Để tránh mất thời gian cho việc thực hành, giáo viên phải chép đoạn văn cần điền dấu vào bảng phụ để học sinh theo dõi và làm. Không buộc các em chép đề rồi mới làm bài, mất thời gian, ảnh hưởng đến việc ôn luyện các kiến thức khác. Khi chữa bài cho HS cần sử dụng phấn màu để HS thấy rõ lỗi sai cần ghi nhớ và khắc phục.
* Luôn kết hợp ôn luyện về cách sử dụng dấu với việc đọc. Qua việc đọc, Gv hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi, nâng cao, hạ thấp giọng, nhấn giọng để thể hiện đúng giọng đọc của từng kiểu câu. Điều đó hỗ trợ tốt cho việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu và các kĩ năng khác như nghe, đọc, nói viết cho học sinh Tiểu học.
Trên đây là những điểm cơ bản về 10 dấu câu dạy cho HS Tiểu học. Ngoài việc cung cấp những kiến thức phù hợp với mục tiêu, chương trình của từng khối lớp, GV cần rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu thông qua các bài tập, phương pháp giảng dạy phù hợp. Hi vọng đây sẽ là những vấn đề đáng quan tâm và GV có thể tham khảo để góp phần rèn kĩ năng sử dụng dấu câu Tiếng Việt cho HS, giúp các em diễn đạt lưu loát, rõ ràng, hỗ trợ tích cực để học tốt phân môn Tập làm văn cũng như một số môn học khác .
- Tác giả
- Phạm Thị Bảo
- Đường link nguồn
- http://bg-thhungthang.haiduong.edu.vn/xem_trang_tin.aspx?id=372
Sửa bởi Amin: