• Diễn đàn Luật Pháp Đức (LuatPhapDuc.com) là nơi để mọi người trao đổi thông tin & kinh nghiệm liên quan đến việc "Sống và làm việc theo đúng Luật Pháp của Đức", do đó Ban quản trị không thể đảm bảo tính chính xác của các thông tin được đăng ở trong đây. Mọi thông tin trao đổi ở đây mọi người chỉ nên dùng để tham khảo và không thể thay thế được sự tư vấn chuyên nghiệp của các luật sư & tư vấn thuế có chuyên môn liên quan.
  • Facebook Group "Luật Pháp Đức": https://www.facebook.com/groups/LuatPhapDuc
  • Facebook Group "Hội sinh viên & Azubi học nghề tại Đức": https://www.facebook.com/groups/VietStudent.org

Nội quy Nội quy hoạt động Facebook Group LUẬT PHÁP ĐỨC

  • Người khởi tạo Người khởi tạo QuachVu
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

QuachVu

Administrator
Thành viên BQT
Nơi ở
Düsseldorf
Địa chỉ Facebook
https://www.facebook.com/quach/
  1. TIẾNG VIỆT CÓ DẤU, KHÔNG NGÔN NGỮ TEEN & VIẾT TẮT: Bài đăng phải đúng & đủ dấu tiếng Việt, không cố tình viết sai chính tả, không ngôn ngữ teen và các từ viết tắt. Chỉ chấp nhận một ngoại lệ viết tắt (các chữ cái đầu của mỗi từ) cho DANH TỪ PHỔ BIẾN (3 từ trở lên) trước đó đã được viết đầy đủ 1 lần trong bài (có kèm kí hiệu viết tắt ngay cạnh). Các quy định trên không áp dụng đối với các bài bình luận bên dưới bài đăng chính. Nên chú ý nguyên tắc viết hoa, dấu chấm, dấu phẩy để bài đăng dễ đọc (không bắt buộc).
    • Bài đăng phải đúng & đủ dấu tiếng Việt, không viết tắt: Bài viết dù chỉ có một từ viết tắt hay không có đầy đủ dấu tiếng Việt cũng là vi phạm nội quy của nhóm. Các từ tiếng Việt có dấu đều cần phải viết đúng và đầy đủ toàn bộ. Các trường hợp trong ví dụ sau vẫn bị tính là vi phạm nội quy của nhóm: truờng, luât quốc tich, gia han thẻ cư tru, e chào các ac và mng ...
    • Không cố tình viết sai chính tả: việc đảm bảo viết đúng 100% chính tả tiếng Việt là rất khó, do đó các trường hợp vô tình viết sai chính tả đối với các từ không thông dụng hoặc dễ bị nhầm lẫn sẽ không bị tính là vi phạm nội quy. Việc xác định đó có phải là cố tình viết sai chính tả hay không là tùy thuộc vào nhận định của Ban quản trị thông qua từng tình huống cụ thể trong từng bài đăng. Thông thường thì điều này không quá khó để nhận định.
    • Các từ viết tắt thường hay vi phạm nội quy của nhóm bao gồm: mn (mọi người), e (em), a (anh), ac (anh chị), ko (không), kün (kündigen), an khẩu (anmelden hộ khẩu, địa chỉ nơi ở), kqa (không quần áo), UN (unbefristet), NE (Niederlassungserlaubnis), ....
    • Chấp nhận các DANH TỪ viết tắt phổ biến (viết hoa toàn bộ các chữ viết tắt): VN, EU, DB (Deutsche Bahn), VFS, ĐSQ (Đại sứ quán), TLS (Tổng lãnh sự), SNK (Sở ngoại kiều), các đơn vị tiền tệ quốc tế (VND, EUR, USD, ...), các tổ chức lớn & phổ biến tầm cỡ quốc gia trở lên (FIFA, WTO, AFC, APEC, ASEAN, CIA, FAO, FBI, IAEA, ICC, IMF, OECD, OPEC, UEFA, UN, UNESCO, UNICEF, WB, WTO, WHO, ...) (danh sách này sẽ còn tiếp tục được cập nhật)
    • Chỉ chấp nhận một ngoại lệ viết tắt (các chữ cái đầu của mỗi từ) cho DANH TỪ PHỔ BIẾN (3 từ trở lên) trước đó đã được viết đầy đủ 1 lần trong bài (có kèm kí hiệu viết tắt ngay cạnh). Ví dụ: Sở Y Tế (SYT), sau đó có thể viết tắt SYT ở phần sau. Ngoại lệ này không áp dụng đối với các đại từ, động từ, trạng từ, tính từ. Danh từ chỉ có 2 từ cũng không được áp dụng ngoại lệ này.
    • Thành viên vi phạm nội quy này sẽ bị từ chối cho đăng bài. Sau khi thành viên đó sửa lại nội dung bài đăng phù hợp với nội quy của nhóm thì sẽ được vô danh sách chờ duyệt đăng lại.
    • Nên chú ý nguyên tắc viết hoa (không bắt buộc):
      • Cần viết hoa chữ cái đầu câu, danh từ riêng, tên riêng trong các cụm từ ghép,
      • Các ngày lễ, tết, sự kiện quan trọng
      • Từ ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính
      • Tên các học hàm, học vị, chức danh khi đi kèm tên người
      • Từ ngữ tôn giáo, tín ngưỡng
    • Nên chú ý nguyên tắc để dấu chấm, dấu phẩy (không bắt buộc):
      • Trong văn bản tiếng Việt, việc sử dụng dấu phẩy và dấu chấm theo đúng nguyên tắc là rất quan trọng để đảm bảo tính rõ ràng, logic và dễ hiểu của câu văn.
      • Dấu phẩy và dấu chấm phải nằm liền kề với từ trước đó, sau đó cần có một khoảng cách (khoảng trắng) trước khi viết từ tiếp theo.
  2. VIẾT VĂN MINH-LỊCH SỰ. CHỈ DÙNG MỘT ĐẠI TỪ XƯNG HÔ: Bài viết & bình luận văn minh, lịch sự, có chủ ngữ & vị ngữ, không dùng ngôn ngữ trống không & thô tục. Không kì thị, chế giễu, vu khống. Để bài viết dễ đọc, mọi người chỉ dùng một đại từ xưng hô duy nhất mà mình cho là phù hợp với số đông các bạn thành viên khác ở trong nhóm.
    • Mục tiêu của nhóm hướng đến là tạo một môi trường hoạt động văn minh, lành mạnh, có trật tự và an toàn; từ đó mọi người có thể an tâm khi tham gia hoạt động ở trong nhóm. Thành viên vi phạm nội quy này liên quan đến "bình luận văn minh, lịch sự, ngôn ngữ thô tục, kì thị, chế giễu, vu khống" sẽ bị khóa/sperren 28 ngày để cảnh cáo.
    • Không dùng cùng lúc nhiều đại từ xưng hô kiểu "Anh/Chị/Cô/Chú/Bác cho Em/Cháu hỏi", thay vào đó có thể ghi “Mọi người cho cháu hỏi”, “Mọi người cho em hỏi”, “Mọi người cho mình hỏi”… Quy định này chỉ áp dụng đối với bài đăng mới, không áp dụng đối với phần bình luận. Vi phạm liên quan đến việc dùng nhiều đại từ xưng hô thì chỉ từ chối cho đăng bài, không bị khóa/sperren 28 ngày.
  3. NỘI DUNG RÕ RÀNG, CHỦ ĐỀ LUẬT PHÁP, BÌNH LUẬN ĐÚNG CHỦ ĐỀ: Nội dung bài phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, dễ hiểu. Chỉ đăng chủ đề liên quan đến Luật Pháp, không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng facebook & nội quy nhóm. Trường hợp ngoại lệ, chủ đề không liên quan đến Luật Pháp chỉ được đăng khi có sự đồng ý trước đó của Admin. Chủ đề về Luật quốc Tịch, Luật nhập cư mới phải có nguồn dẫn chứng & cần Admin xác nhận trước khi duyệt. Nghiêm cấm bình luận sai chủ đề, lạm dụng bình luận để mỉa mai, xúc phạm cá nhân khác.
    • Nội dung bài đăng cần đầy đủ các thông tin có liên quan, trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Điều này nhằm tránh việc hiểu sai nội dung dẫn đến các bài bình luận bên dưới đi sai hướng, tư vấn sai thông tin hoặc dẫn đến việc các thành viên hiểu lệch lạch, trái chiều rồi đi đến các cuộc tranh luận không hồi kết. Trường hợp này xảy ra, Ban quản trị cần tránh duyệt bài, đồng thời phản hồi cụ thể cho thành viên đó biết nên sửa lại nội dung bài đăng như thế nào để giúp việc đọc hiểu nội dung bài được chính xác và rõ ràng hơn, sau đó mới duyệt đăng lại lần nữa.
    • Ban quản trị sẽ tuyệt đối từ chối duyệt đăng các bài viết mới có chủ đề vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng facebook và nội quy của nhóm.
    • Vi phạm nội quy liên quan đến "bình luận sai chủ đề, lạm dụng bình luận để mỉa mai, xúc phạm cá nhân khác" sẽ bị khóa/sperren 28 ngày. Ban quản trị sẽ áp dụng nội quy này nghiêm túc và nghiêm khắc nhất có thể.
  4. KHÔNG ĐĂNG BÀI & BÌNH LUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT: Không đăng bài hoặc bình luận vi phạm pháp luật của các quốc gia Đức, Châu Âu, Việt Nam. Ban quản trị không duyệt đăng bất cứ bài nào có các yếu tố sau ở trong đó: Đang cư trú bất hợp pháp tại Đức, đang sử dụng giấy tờ giả mạo tại Đức, đang sử dụng giấy tờ thật tại Đức nhưng dựa trên nền tảng giả tạo trước đó (kết hôn giả, nhận con giả, giấy tờ giả ...). Nhóm Luật Pháp Đức được lập ra không nhằm để hỗ trợ cho việc hợp pháp hóa các hành vi cố tình vi phạm luật pháp Đức, EU & Việt Nam trước đó.
  5. KHÔNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRONG BÀI VIẾT MỚI: Không đăng bài để quảng cáo thương mại dưới bất kì hình thức nào. Ngoại lệ: Được phép đăng bài bình luận bên dưới bài viết chính để tư vấn + có kèm quảng cáo (dạng văn bản, không đường link, hình ảnh & thông tin liên lạc, chỉ liên hệ qua tin nhắn của Facebook) dịch vụ của mình liên quan đến vấn đề của người hỏi ở bài viết chính bên trên. Ngoại lệ này sẽ không được áp dụng nếu chỉ đăng bình luận để quảng cáo mà không hề tư vấn.
  6. BÀI VIẾT (ĐỊNH DẠNG, MÀU NỀN) | HÌNH, VIDEO ĐI KÈM: Bài viết đăng dưới dạng văn bản thuần túy, không để trong hình, không định dạng (to, nhỏ, đậm, nghiêng, có màu), không để màu nền, trừ trường hợp chữ viết trong hình minh họa (sơ đồ, bảng biểu, trích nguồn). Chỉ đăng hình & video ở phần bình luận. Hình đi kèm phải liên quan nội dung bài viết. Không đăng hình trẻ em, hình cá nhân, thông tin cá nhân, giấy tờ cá nhân (hộ chiếu, căn cước công dân, bằng cấp, chứng nhận, thư từ …), động vật (chó, mèo...). Không đăng hình các đoạn nói chuyện cá nhân. Chỉ đăng đường link dưới phần bình luận. Nhóm đang trong tình trạng khẩn cấp màu đỏ, bị Facebook cảnh báo có nhiều bài đăng và bình luận vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng do Facebook đề ra, do đó, tạm thời không đăng hình & video ở cả bài đăng chính và phần bình luận.
  7. TIÊU CHUẨN CỘNG ĐỒNG CỦA FACEBOOK: Không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng do Facebook đề ra ở các mục: Bạo lực, khích nộ. Cá nhân, tổ chức nguy hiểm. Cấu kết gây hại, cổ xúy tội ác. Hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế. Gian lận, lừa đảo. Tự tử. Bóc lột tình dục, lạm dụng trẻ em, Bắt nạt & quấy rối. Bóc lột con người. Vi phạm quyền riêng tư. Ngôn từ gây thù ghét, Nội dung bạo lực & phản cảm. Ảnh khỏa thân, Gạ gẫm & hoạt động tình dục. Spam, Thông tin sai lệch, gian dối. Quyền sở hữu trí tuệ. ➥ Xem nội dung: TieuChuanFB.LuatPhapDuc.com
  8. CÁC CHỦ ĐỀ BỊ CẤM ĐẶC BIỆT TẠI NHÓM: KHÔNG ĐĂNG: Cho & nhận con nuôi | Phá thai | Bóc phốt, tố cáo cá nhân, công ty, tổ chức | Chính trị, sex, tôn giáo, kinh dị và bạo lực | Xin Gutschein | Nhờ cầm đồ, giấy tờ | Trao đổi tiền bạc | Đưa tin sai sự thật, lừa đảo | Kêu gọi giúp đỡ, ủng hộ tài chính | Quảng cáo hoặc để link Facebook, Group khác | Bài 2 lần giống nhau | Kết bạn, hẹn hò | Tuyển dụng làm việc. Nghiêm cấm đăng bài nửa vời rồi yêu cầu người đọc vô trang Facebook, Website khác để đọc tiếp. Tất cả thông tin quan trọng liên quan cần đăng đầy đủ.
  9. CÁC HÀNH VI SẼ BỊ CẤM VĨNH VIỄN KHỎI NHÓM LẬP TỨC: (a) Tự xóa bài mình đã đăng nếu bên dưới đã có bình luận.
    (b) Tự sao chép, đăng lại bài của nhóm Luật Pháp Đức nhưng không ghi kèm đầy đủ nguồn trích dẫn ở ngay trong bài đăng lại đó (ít nhất có tên nhóm LUẬT PHÁP ĐỨC + đường link trực tiếp đến bài đăng đó ở nhóm Luật Pháp Đức). Việc dùng chức năng chia sẻ lại bài viết có sẵn của Facebook không vi phạm nội quy này. Thành viên Ban quản trị (BQT) của Facebook Group khác vi phạm nội quy này sẽ bị cấm vĩnh viễn toàn bộ thành viên BQT của nhóm đó.
  10. KỶ LUẬT, PHẢN HỒI, KHIẾU NẠI: Các phản hồi tiêu cực về nhóm, các khiếu nại về hoạt động của Ban quản trị (BQT) đều có thể gửi tại m.me/Quach để BQT họp và xử lí. Mọi kiện cáo, phản hồi tiêu cực bên trong nhóm hoặc ở các trang Web & Facebook khác về nhóm & BQT (bao gồm cả những người dung túng, hỗ trợ, ủng hộ hành động này) sẽ được xem như không tôn trọng, cố tình gây rối loạn hoạt động của nhóm, sẽ được mời ra khỏi nhóm ngay lập tức.
 
Sửa lần cuối:
Trong văn bản tiếng Việt, việc viết hoa tuân theo một số nguyên tắc cụ thể để đảm bảo tính chuẩn mực và rõ ràng. Dưới đây là các nguyên tắc chính về viết hoa trong tiếng Việt:
  1. Viết hoa chữ cái đầu câu:
    • Chữ cái đầu tiên của câu luôn được viết hoa.
    • Ví dụ: "Hôm nay trời đẹp."
  2. Viết hoa danh từ riêng:
    • Tên người, tên địa danh, tên tổ chức, tên quốc gia, tên sự kiện lịch sử, tên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
    • Ví dụ: "Nguyễn Văn A", "Hà Nội", "Công ty Cổ phần ABC", "Việt Nam".
  3. Viết hoa tên riêng trong các cụm từ ghép:
    • Chỉ viết hoa phần tên riêng trong cụm từ.
    • Ví dụ: "Sông Hồng", "Trường Đại học Quốc gia Hà Nội".
  4. Viết hoa tên các ngày lễ, tết, sự kiện quan trọng:
    • Ví dụ: "Tết Nguyên Đán", "Ngày Quốc Khánh", "Cách mạng Tháng Tám".
  5. Viết hoa từ ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính:
    • Ví dụ: "Chính phủ", "Quốc hội", "Ủy ban Nhân dân".
  6. Viết hoa tên các học hàm, học vị, chức danhkhi đi kèm tên người:
    • Ví dụ: "Giáo sư Nguyễn Văn A", "Tiến sĩ Trần Thị B".
  7. Viết hoa từ ngữ tôn giáo, tín ngưỡng:
    • Ví dụ: "Phật", "Chúa", "Kinh Thánh".
  8. Viết hoa từ ngữ chỉ danh hiệu, giải thưởng:
    • Ví dụ: "Giải Nobel", "Anh hùng Lao động".
  9. Viết hoa từ ngữ chỉ phẩm hàm, tước hiệu:
    • Ví dụ: "Hoàng hậu", "Thủ tướng".
  10. Viết hoa từ ngữ đặc biệt trong các văn bản hành chính:
    • Theo quy định của từng loại văn bản cụ thể.

Một số ví dụ cụ thể​

  • "Học sinh Nguyễn Văn A đã đạt giải Nhất trong kỳ thi Học sinh giỏi Toán cấp Quốc gia."
  • "Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 tới."
  • "Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt Nam."
Những nguyên tắc này giúp đảm bảo tính chính xác và chuẩn mực trong việc viết hoa tiếng Việt, đồng thời tạo sự rõ ràng và trang trọng cho văn bản.
 
Trong văn bản tiếng Việt, việc sử dụng dấu phẩy và dấu chấm theo đúng nguyên tắc là rất quan trọng để đảm bảo tính rõ ràng, logic và dễ hiểu của câu văn. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản cho việc sử dụng dấu phẩy và dấu chấm:

Dấu phẩy (,)​

  1. Phân cách các từ, cụm từ trong một câu:
    • Khi liệt kê nhiều từ, cụm từ hoặc mệnh đề tương đương nhau.
      • Ví dụ: Cô ấy mua táo, cam, chuối và nho.
    • Khi liệt kê nhiều mệnh đề phụ:
      • Ví dụ: Trời mưa, đường trơn, xe cộ đi lại khó khăn.
  2. Phân cách mệnh đề trong câu phức:
    • Phân cách giữa các mệnh đề chính và mệnh đề phụ.
      • Ví dụ: Khi tôi đến, anh ấy đã đi rồi.
    • Phân cách giữa các mệnh đề chính với nhau.
      • Ví dụ: Anh ấy đến, nhưng cô ấy đã đi.
  3. Phân cách thành phần chú thích, bổ sung:
    • Dùng để ngăn cách thành phần chú thích hoặc bổ sung trong câu.
      • Ví dụ: Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một thành phố đẹp.
  4. Phân cách các thành phần đồng vị:
    • Dùng để ngăn cách các từ, cụm từ có cùng chức năng ngữ pháp trong câu.
      • Ví dụ: Cô giáo, người phụ nữ đứng bên trái, là mẹ của tôi.

Dấu chấm (.)​

  1. Kết thúc câu:
    • Dấu chấm được dùng để kết thúc một câu trọn vẹn.
      • Ví dụ: Hôm nay trời đẹp.
  2. Kết thúc câu trong dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc đơn:
    • Khi kết thúc một câu trích dẫn hoặc câu trong dấu ngoặc đơn.
      • Ví dụ: "Hôm nay trời đẹp." cô ấy nói.
      • Ví dụ: (Hôm nay trời đẹp.)
  3. Sử dụng trong danh sách hoặc mục lục:
    • Khi liệt kê các mục trong danh sách hoặc mục lục, dấu chấm cũng có thể được sử dụng để kết thúc từng mục.
      • Ví dụ:
        1. Sách giáo khoa.
        2. Bài tập về nhà.

Lưu ý:​

  • Không sử dụng dấu phẩy tùy tiện: Không nên sử dụng dấu phẩy trong những trường hợp không cần thiết vì sẽ làm giảm tính mạch lạc của câu văn.
  • Không lạm dụng dấu phẩy: Việc lạm dụng dấu phẩy sẽ làm cho câu văn trở nên rối rắm và khó hiểu.
  • Khoảng cách sau dấu: Sau mỗi dấu phẩy và dấu chấm, cần có một khoảng cách (khoảng trắng) trước khi viết từ tiếp theo.
Việc tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng dấu phẩy và dấu chấm sẽ giúp văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc và dễ đọc hơn.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Back
Top